Theo quy định của pháp luật thì bất cứ tổ chức, cá nhân, pháp nhân nào nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị bên khác xâm phạm thì có quyền khởi kiện vụ việc tới Tòa án có thẩm quyền để được bảo vệ quyền lợi. Vậy trình tự thủ tục khởi kiện và nội dung của đơn khởi kiện sẽ thế nào?
Thứ nhất: Về thủ tục và trình tự khởi kiện theo trình tự như sau:
– Gửi Đơn khởi kiện cùng toàn bộ hồ sơ, tài liệu chứng minh cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình tới cơ quan Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc gửi đơn có thể thông qua hình thức gửi trực tiếp tại Tòa án, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hình thức điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (hình thức này gần như không thể thực hiện);
– Khi Tòa án có thẩm quyền nhận được Đơn khởi kiện cùng hồ sơ, tài liệu thì xem xét và có một trong các quyết định: Thụ lý vụ án; Yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện; Chuyển đơn khởi kiện tới Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
– Trường hợp vụ án được thụ lý giải quyết thì tòa án sẽ thông báo để người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí;
– Sau khi nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án thì hồ sơ vụ án sẽ được lập và sang giai đoan chuẩn bị xét xử;
– Tòa án đưa vụ án ra xét xử nếu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử không hòa giải được hoặc đủ các điều kiện để xét xử vụ án;
– Mở phiên tòa xét xử vụ án.
Trình tự như đã nêu trên được gọi là giai đoạn xét xử sơ thẩm sau khi có Bản án nếu các bên tham gia vụ án không đồng ý với bản án có quyền kháng cáo để Tòa án xét xử phúc thẩm vụ án.
Thứ hai: Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính như sau: Ngày tháng năm làm đơn; Tên tòa án nhận đơn; Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là tổ chức; Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là tổ chức; Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là tổ chức; Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Dưới đây là biểu mẫu Đơn khởi kiện làm ví dụ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……(1), ngày….. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Toà án nhân dân (2)
Người khởi kiện: (3)
Địa chỉ: (4)
Số điện thoại: (nếu có); số fax: (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: (nếu có)
Người bị kiện: (5)
Địa chỉ (6)
Số điện thoại: (nếu có); số fax: (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: (nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)
Địa chỉ: (8)
Số điện thoại: (nếu có); số fax: (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử : (nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)
Địa chỉ: (10)
Số điện thoại: (nếu có); số fax: (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: (nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)
Người làm chứng (nếu có) (12)
Địa chỉ: (13)
Số điện thoại: (nếu có); số fax: (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)
1
2
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)
NGƯỜI KHỞI KIỆN (16
Trên đây là những vấn đề cần lưu ý về trình tự, thủ tục khởi kiện dân sự và mẫu đơn khởi kiện mới nhất theo quy định của pháp luật. Bạn nên lưu ý rằng khi tiến hành khởi kiện thì nên có Luật sư mới có thể để đảm bảo được quyền lợi trong vụ kiện. Nếu bạn đang có vướng mắc pháp lý liên quan tới vấn đề khởi kiện hãy liên hệ ngay tới số điện thoại: 1900.6197 để nhận được sự tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan