Cần làm gì để loại bỏ rui ro hình sự trong điều hành Doanh nghiệp

dn

Đây là lần đâu tiên Pháp luật Việt Nam đưa ra quy định về “Pháp nhân thương mại phạm tội” được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS). Điều này đang thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam cần có hệ thống quản trị pháp lý tốt hơn thì mới có thể loại bỏ những rủi ro hình sự trong điều hành doanh nghiệp. Cùng với quy định từ BLHS, từ ngày 1/1/2018, nhiều quy định về hành chính – dân sự trước đây đã được “nâng cấp” lên thành xử lý hình sự như doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội, tham nhũng trong khu vực tư, vi phạm về thuế – kế toán…

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng “thượng tôn pháp luật” hiện nay, các chủ doanh nghiệp Việt Nam cần cập nhật và hiểu rõ các thay đổi pháp lý liên quan đến môi trường kinh doanh trong nước. Vậy các doanh nghiệp nói chung và những CEO điều hành doanh nghiệp nói riêng cần phải lưu ý những gì? Cần phải làm gì để loại bỏ rủi ro hình sự trong quá trình điều hành doanh nghiệp?

dn

Trước tiên chúng ta phải hiểu thế nào là pháp nhân thương mại? Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015:

  1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
  2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
  3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Vậy trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là gì? Có 33 tội danh pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 214 và Điều 215 Bộ luật Hình sự 2015 và Khoản 11 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017. Trong đó, phần lớn các tội danh liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của pháp nhân thương mại như tội trốn thuế; tội buôn lậu; tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động… Ngoài ra, có những tội danh ít liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của pháp nhân thương mại như: tội tài trợ khủng bố và tội rửa tiền.

Theo Điều 75 BLHS năm 2015, điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại gồm:

  1. a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
  2. b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
  3. c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
  4. d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định tại Điều 33 BLHS năm 2015:

– Hình phạt chính: Phạt tiền; Đình chỉ hoạt động có thời hạn; Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

– Hình phạt bổ sung: Cấm kinh doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; Cấm huy động vốn; Phạt tiền, khi không áp dụng hình phạt chính.

Từ những quy định pháp luật về Pháp nhân thương mại và Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại được pháp luật Việt Nam ghi nhận như trên thì về cơ bản Luật Ngân Thái cho rằng Doanh nghiệp cần thiết lập năm bước cơ bản mà CEO điều hành doanh nghiệp có thể tham khảo để xây dựng quy trình quản trị rủi ro pháp lý và tuân thủ nội bộ.

Bước 1: Định vị rủi ro

Tiến hành rà soát lại toàn bộ chính sách, quy trình, quy chế, các văn bản, chứng từ… thuộc hồ sơ pháp lý doanh nghiệp, từ vấn đề quản trị công ty, kinh doanh, giao dịch, quản lý lao động, thuế, BHXH, chăm sóc khách hàng, xử lý rủi ro… để đưa ra báo cáo rà soát pháp lý công ty. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần phân biệt về rủi ro pháp lý và rủi ro tuân thủ nhằm thiết lập các phòng ban phù hợp theo quy mô của mỗi công ty.

Rủi ro tuân thủ là những nguy cơ phát sinh từ việc không chấp hành đúng các quy định về pháp luật và các chuẩn mực mà chủ thể pháp lý tự đặt ra. Quản trị rủi ro tuân thủ là quá trình kiểm soát yếu tố chấp hành đúng quy định luật pháp và nội bộ doanh nghiệp.

Rủi ro pháp lý là những nguy cơ từ các sự kiện pháp lý liên quan đến hệ thống pháp luật trong nước, các điều ước quốc tế và luật pháp quốc tế. Quản trị rủi ro pháp lý là quá trình nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro lên hoạt động kinh doanh.

Bước 2: Thiết lập quy trình

Doanh nghiệp cần soạn thảo các quy trình liên quan đến từng hoạt động của công ty và có sự thống nhất theo quy chuẩn nào đó, ví dụ ISO… và được thông qua bởi người có thẩm quyền để công bố cho toàn công ty. Các điều khoản về Quyền miễn trừ cần được lồng ghép vào các quy định này.

Bước 3: Cam kết nhân sự

Ở các phòng ban hoặc nhân sự chủ chốt, ví dụ như phòng tài chính, kế toán trưởng…cần có những cam kết về trách nghiệm, bao gồm cam kết về tuân thủ pháp luật và tự chịu trách nghiệm. Các cam kết có thể thuộc quy chế phân quyền và giới hạn trách nhiệm cá nhân và doanh nghiệp.

Bước 4: Thực thi thống nhất

Việc ban hành quy trình và chính sách kinh doanh cần thể hiện qua các Công bố miễn trừ trách nhiệm gửi đến toàn bộ nhân sự và công khai tại nơi làm việc. Việc minh bạch hóa và tách bạch này sẽ bảo vệ cho doanh nghiệp tránh các rủi ro hình sự từ cá nhân và CEO.

Bước 5: Thiết lập đối tác pháp lý

Doanh nghiệp có thể thiết lập Hội đồng tư vấn luật phù hợp với đặc thù của Doanh nghiệp mình. Tuy nhiên do Doanh nghiệp cũng không phải là những chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật, nên trong quá trình hoạt động Doanh nghiệp nên tìm một đối tác pháp lý tin cậy có thể là Công ty Luật để để được tư vấn pháp luật chuyên nghiệp trong những nội dung mà Doanh nghiệp còn khúc mắc và chưa có sự hiểu biết pháp lý tường tận rõ ràng.

Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng các Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình nhằm loại bỏ những rủi ro pháp lý dù là nhỏ nhất. Bất cứ khi nào cảm thấy cần quý Doanh nghiệp đều có thể liên lạc với 1900.6197 để được hướng dẫn giải đáp các thắc mắc liên quan đến pháp luật.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *